Thành phần Hội_đồng_châu_Âu

Về mặt chính thức, các thành viên của Hội đồng châu Âu gồm các nhà lãnh đạo quốc gia hoặc lãnh đạo chính phủ các nước thành viên Liên minh, cộng thêm chủ tịch Ủy ban châu Âu (không bỏ phiếu). Khi họp, các bộ trưởng ngoại giao thường đì kèm nhà lãnh đạo của mình. Cũng vậy, chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng có một ủy viên Ủy ban đi kèm.[1][3][4]

Các cuộc họp cũng có thể bao gồm các bộ trưởng quốc gia, các bộ trưởng ngoại giao, các vị trí lãnh đạo quốc gia khác (như thủ tướng Pháp), các ủy viên Ủy ban châu Âu (nếu cần). Tổng thư ký Hội đồng (và người thay quyền) cũng dự họp. Chủ tịch Nghị viện châu Âu cũng thường dự và đọc diễn văn khai mạc, đưa ra các nét chính về hoạt động của Nghị viện, trước khi Hội đồng đi vào thảo luận.[1][3][4]

Tuy nhiên các cuộc thương lượng cũng thường dính líu tới một số người khác làm việc trong hậu trường. Phần lớn các người này không được đi vào phòng họp, ngoại trừ 2 đại biểu của mỗi nước làm nhiệm vụ truyền tin. Các thành viên dự họp cũng có thể ấn nút hỏi lời cố vấn từ một đại diện thường trực thông qua nhóm "Antici Group" ở phòng kế bên. Nhóm này gồm các nhà ngoại giao và phụ tá, chuyển thông tin và các yêu cầu. Các thành viên dự họp cũng có thể yêu cầu có thông dịch viên, vì họ được phép nói tiếng mẹ đẻ của mình.[1]

Các thành viên Hội đồng châu Âu

Quốc gia thành viênĐại diệnChức vụĐảngTừ
 ÁoFaymann, WernerWerner FaymannThủ tướngPES
Quốc gia: SPÖ
2.12.2008
 BỉVan Rompuy, HermanHerman Van RompuyThủ tướngEPP
Quốc gia: CD&V
30.12.2008
 BulgariaStanishev, SergeiSergei StanishevThủ tướngPES
Quốc gia: БСП
1.1.2007
 CyprusChristofias, DimitrisDimitris ChristofiasTổng thốngPEL
Quốc gia: ΑΚΕΛ[9]
28.2.2008
 Cộng hòa SécJan FischerThủ tướngĐộc lập8.5.2009
 Đan MạchRasmussen, Lars LøkkeLars Løkke RasmussenThủ tướngELDR
Quốc gia: Venstre
5.4.2009
 EstoniaAnsip, AndrusAndrus AnsipThủ tướngELDR
Quốc gia: Reformierakond
12.4.2005
 Phần LanVanhanen, MattiMatti VanhanenThủ tướngELDR
Quốc gia: Keskusta
24.6.2003
 PhápSarkozy, NicolasNicolas SarkozyTổng thốngEPP
Quốc gia: UMP
16.5.2007
 ĐứcMerkel, AngelaAngela MerkelThủ tướngEPP
Quốc gia: CDU
22.11.2005
 Hy LạpKaramanlis, KostasKostas KaramanlisThủ tướngEPP
Quốc gia: ΝΔ
10.3.2004
 HungaryBajnai, GordonGordon BajnaiThủ tướngĐộc lập14.4.2009
IrelandCowen, BrianBrian CowenThủ tướngELDR
Quốc gia: FF
7.5.2008
 ItaliaBerlusconi, SilvioSilvio BerlusconiThủ tướngEPP
Quốc gia: PdL[10]
8.5.2008
 LatviaDombrovskis, ValdisValdis DombrovskisThủ tướngEPP
Quốc gia: JL
12.3.2009
 LitvaKubilius, AndriusAndrius KubiliusThủ tướngEPP
Quốc gia: TS–LKD
9.12.2008
 LuxembourgJuncker, Jean-ClaudeJean-Claude JunckerThủ tướngEPP
Quốc gia: CSV
20.1.1995
 MaltaGonzi, LawrenceLawrence GonziThủ tướngEPP
Quốc gia: PN
1.5.2004
 Hà LanBalkenende, Jan PeterJan Peter BalkenendeThủ tướngEPP
Quốc gia: CDA
22.7.2002
 Ba LanDonald TuskThủ tướngEPP
Quốc gia: PO
16.11.2007
 Bồ Đào NhaSócrates, JoséJosé SócratesThủ tướngPES
Quốc gia: PS
12.3.2005
 RomaniaBoc, EmilEmil BocThủ tướngEPP
Quốc gia: PD-L
22.12.2008
 SlovakiaFico, RobertRobert FicoThủ tướngPES
Quốc gia: Smer
4.7.2006
 SloveniaPahor, BorutBorut PahorThủ tướngPES
Quốc gia: SD
21.11.2008
 Tây Ban NhaRodríguez Zapatero, José LuisJosé Luis Rodríguez ZapateroThủ tướngPES
Quốc gia: PSOE
17.4.2004
 Thụy ĐiểnReinfeldt, FredrikFredrik ReinfeldtThủ tướngEPP
Quốc gia: Moderaterna
6.10.2006
Ủy ban châu Âu[11]Barroso, José ManuelJosé Manuel BarrosoChủ tịchEPP
Quốc gia: PSD
23.11.2004

Nguồn

Các đảng chính trị

Tập tin:Party affiliations in the European Council (ngày 17 tháng 4 năm 2009).pngCác nước thành viên Liên minh châu Âu theo việc nhập vào đảng châu Âu của các nhà lãnh đạo của mình, tính đến ngày 17.4.2009

Hầu hết các thành viên của Hội đồng châu Âu là đảng viên của một đảnh chính trị cấp quốc gia, và phần lớn các người này cũng thuộc một đảng chính trị châu Âu. Tuy nhiên, Hội đồng được cấu tạo để đại diện cho các nước thành viên trong Liên minh hơn là đại diện cho các đảng chính trị, và các quyết định thường được lấy theo kiểu này. Bảng kê dưới đây chỉ ra việc nhập vào đảng châu Âu của các thành viên Hội đồng châu Âu, tính theo từng nước.Đảng # QMV Đảng Nhân dân châu Âu 13 193 Đảng Xã hội châu Âu 7 99 Đảng Dân chủ tự do & Cải cách châu Âu 4 25 Độc lập 2 24 Đảng châu Âu cánh tả 1 4Tổng cộng 27 345

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_đồng_châu_Âu http://www.eu2007.de/en/News/download_docs/Maerz/0... http://aei.pitt.edu/summit_guide.html http://europa.eu/abc/12lessons/lesson_4/index_en.h... http://europa.eu/eur-lex/en/treaties/dat/nice_trea... http://europa.eu/european_council/index_en.htm http://europa.eu/european_council/index_fr.htm http://europa.eu/scadplus/constitution/europeancou... http://www.consilium.europa.eu/showPage.asp?id=429... http://www.consilium.europa.eu/ueDocs/cms_Data/doc... http://ec.europa.eu/external_relations/cfsp/esdp/c...